CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ BA TUẦN XXV MÙA THƯỜNG NIÊN
TIN MỪNG: Lc 8,19-21
Noel Quesson - Chú Giải
Bài đọc I : 1 Cn 21, 1-6.10-13
Lòng vua giòng nước chảy trong tay Giavê, Người muốn hướng nó về đâu tuỳ ý Người.
Đúng rồi, các “ lãnh tụ" vĩ đại thương ước mong đừng có chủ tể nào trên họ để họ "mặc tình thao túng". . như là đừng có ai để họ phải trả lẽ.
Đó là một ảo tưởng, như lời khôn ngoan bình dân nói : Họ phải trả lẽ như thể họ làm cho chính mình vậy. Có Thiên Chúa, Đấng điều khiển họ như gióng sông giữa hai bờ.
Trước mặt mình, mọi người đều cho con đường mình đi là ngay thẳng nhưng chính Giavê cân nhắc tâm cần họ.
Thật là một châm ngôn sơ đẳng và rất chính xác. Người ta luôn có khuynh hướng tự bào chữa mình. Nhưng điều đó chưa phải là xong việc : “ Chính Giavê mới cân nhắc các tâm can”. Chỉ một mình Thiên Chúa Mới biết đích các các sự việc và người. Chúng ta chỉ biết mình một cách hời hợt.
Lạy Chúa, xin cho con biết rõ sự phán quyết của Người. Lạy Chúa, “xin cân nhắc tâm can" con, cho con biết mức độ tình yêu của trái tim con….theo Người xét, tình yêu ấy phong phú hay hạn hẹp.
Thực thi công bình và chính trực, thì hơn cả lễ tế.
Đức Giêsu sẽ trích dẫn câu ngạn ngữ bình dân này gần như từng tiếng một, mà ta thường gặp lại trong các luận điệu phê phán của người thời nay nhằm chống lại một số Kitô hữu không sống phù hợp giữa việc tuân giữ các nghi lễ tôn giáo và đời thường của họ : Thà ít đi lễ mà sống công chính, thì tốt hơn !
Đức Giêsu cũng đã nói : Yêu người thân cận như chính mình, thì hơn là dâng mọi lễ toàn thiêu và hy lễ (Mc 12, 33). Người đời đòi hỏi sự công bình và chính trực : đó cũng là những đòi hỏi của Chúa.
Lạy Chúa, xin làm cho con biết thực thi công bình và chính trực... thì hơn các hành vi đạo đức. Và làm cho con luôn trung thành với các “hành vi đạo đức” để chúng nhắc nhở con mỗi ngày phải sống công bình với anh em con.
Các dự tính của người cần mẫn sinh lợi nhiều ; còn người hấp tấp vội vã thì luôn thiếu hụt.
Là người mẫn cán, tốt lắm ? Còn người nóng nảy, bộc trực, vùng vằng không tốt đâu !
Lạy Chúa, xin ban cho con luôn sống hoạt động và điềm đạm. Đó là những điều xem ra tầm thường, nhưng Chúa lại ưa thích.
Nhờ gian xảo mà thu tích của cải, không bền được đâu đó là điềm tiên báo sự chết.
“ Tham thì thâm”.
Chớ gì lời anh em nói : "Có thì nói có, không thì nói không !". Đức Giêsu sẽ nói như thế. Thật thà mà nói, một phần lớn các giá trị Tin Mừng là các giá trị của loài người. Lạy Chúa, xin cảm tạ Chúa vì qua các, châm ngôn này, Chúa lặp lại cho chúng con điều ấy. Và xin giúp chúng con biết nghe các tiếng dội này của sự khôn ngoan Chúa trong lòng anh em chúng con.
Người nào bịt tai trước tiếng kêu la của kẻ nghèo, thì khi đến lượt nó kêu la cũng không ai đáp trả.
Đức Giêsu sẽ nói : “Anh em đong đấu nào thì người ta sẽ đong lại cho anh em đấu ấy" (Mt 7,2).
Lạy Chúa, xin biến con nên người tốt. . . xin mở rộng đôi tai, trái tim và bàn tay con.
Vua Đariô viết thư cho các vị tư lệnh vùng ở bên kia sông Euphrate (mà Giêrusalem lệ thuộc)...
Phải Giêrusalem chỉ còn là một quận nhỏ của vương quốc Ba Tư dân Do thái đã hết hy vọng tái lập một vương quốc trần gian trọng triều đại của Đavít.
Điều đáng nhớ, là thay vì co mình vào trong một giấc mơ trần thế, những người Do thái có ý thức nhất trở lại Giêrusalem, chân thành chấp nhận uy quyền của Ba Tư, hiến thân trọn vẹn cho cuộc xây dựng “cộng đoàn" nhiệt thành và duy chỉ có ý nghĩa tôn giáo: Mất ảo tượng hoàn toàn về một sự độc lập chính trị, họ bắt tay vào việc đào sâu điều cốt yếu trong lẽ sống của họ là : đức tin và sự phụng thờ Giavê.
Khi một vài hoàn cảnh bên ngoài thất lợi, tôi có được sự hồi tỉnh để tập trung vào điều cốt yếu :Và dùng những trái ý cho cuộc thanh tẩy và thăng tiến thiêng liêng không ?
Hãy để cho các vị thủ lãnh người Do thái và các kỳ lão của họ xây cất đền thờ của Thiên Chúa... phải lấy của trong kho nhà vua, nghĩa là tiền nộp thuế…để công việc không bị trì hoãn.
Phải thán phục quan điểm rộng lượng của vị vua ngoại giáo này… mà các kế hoạch nhân loại ông phát ra rất chính xác theo các kế hoạch của Thiên Chúa.
Các biến cố xưa được kể lại cho chúng ta, không phải để chúng ta tính chuyện xưa, nhưng để chúng ta HÔM NAY được Thiên Chúa khai sáng. Đôi khi tôi có đọc báo hay nghe
đài mà cố đọc được ở đó những diễn biến lịch sử xem ra làm cho tôi tiến tới trong kế đồ của Thiên Chúa không ?
Các kỳ lão người Do thái xây cất đền thờ và công việc tiến hành nhanh chóng nhờ lời sấm của tiên tri Haggai và Dacaria. Họ xây cất và hoàn thành theo lệnh Chúa Israel truyền dạy và theo lệnh các vua Cyrô và Đariô.
Những người lưu đày được trả tự do. Các sắc lệnh của nhà vua… Sự phân quyền cho địa phương…Thuế má... Những vấn đề kiểu trần thế và chính trị.
Nhưng, bên trong mọi việc đó, người sống động lực của đức tin : Nếu sắc lệnh đó nhà vua bất thành, nó được thực hiện theo lệnh của Thiên Chúa, mà họ vâng phục trong thẳm sâu và các Sứ ngôn mà chúng ta sẽ đọc vài trang sách của họ tuần tới, họ ở đó để cung ứng ý nghĩa cho công cuộc đang thực hiện.
Họ hoàn tất việc xây cột nhà Thiên Chúa ngày mồng ba tháng Hôtan, năm thứ sáu triều vua Đariô. Vậy con cái Ít-ra-en, các tư tế các thầy Lêvi, và những người lưu đày còn sống sót, đầu vui mừng hiến thánh nhà Thiên Chúa.
Năm 515, cung thánh hoàn toàn mới được thánh hiến Công trình này, được gọi là “ Đền thờ thứ hai" sẽ tồn tại cho tới thời Hêrôđê, người sẽ trang điểm nó vài năm trước Chúa Giêsu (Đền thờ thứ nhất do Salomon xây cất đã bị Nabucôđonosor phá hủy năm 587) Chúa Giêsu thường đến nơi này. Cách đó vài mét, Chúa Giêsu sẽ bị đóng đinh và sẽ sống lại. Giêrusalem còn là một trong các cao điểm thiêng liêng của nhân loại.
Các con cái Israel lưu đày về mừng lễ Vượt-Qua...Họ sát tế mừng lễ Vượt-Qua cho toàn thể, cho anh em tư tế của họ, và cho chính mình họ.
Đây đúng là một cuộc đổi mới tôn giáo.
Ngày đó, việc phụng tự đã bị ngắt quãng 72 năm lại bắt đầu. Sự bền bỉ-đáng phục của các tín hữu. Người ta có thể tin rằng đức tin của Israel đã bị mờ tối trong cuộc bách hại và cuộc lưu đày. Mà, không có một cơ cấu, một nghi lễ nào, nó vẫn đứng vững và còn được đào sâu thêm.
BÀI TIN MỪNG : Lc 8,19-21
Khi Đức Giêsu nói với đám đông, thì mẹ và anh em Người đến tìm Người.
Marco nói rõ, việc ra đi tìm kiếm Đức Giêsu của thân nhân là một toan tính bắt giữ Người lại : “ Thân nhân của Người hay tin ấy, liền đi bắt Người, vì họ bảo : "ông ấy mất trí rồi" ( Mc 3,21).
Còn Luca, cũng sử dụng cùng một bản văn, nhưng đã mặc cho nó một ý nghĩa khác. Ông đã tiếp xúc với Đức Maria và ông đã nhận từ môi miệng Ngài những kỷ niệm về thời thơ ấu của Đức Giêsu. Do đó, ông đã loại bỏ được mọi giải thích bất lợi.
Mẹ và Anh em Đức Giêsu đến gặp người, mà không làm sao lại gần Người được, vì dân chúng quá đông.
Một cảnh hết sức tự nhiên và xét theo khía cạnh nhân bản, rất cảm kích…nếu ta đơn thành lắng nghe Luca kể . Đó là một người Mẹ đến gặp cậu con trai mình, và có những người bà con cùng đi với bà. Người con trai là một phần tử trong gia đình đang gặp thành công lớn : dân chúng theo cậu đông đến nỗi người ta không thể tới gần cậu được.
Họ báo cho Người biết : “Thưa Thầy, có mẹ và anh em Thầy đang đứng ở ngoài kia, muốn gặp Thầy”.
Như thế, sự chiếm giữ của đám đông là rất thực ; họ thể vượt qua bức tường rào gồm những thân người kề sát nhau, cản họ không “gặp được” và được “gặp mặt"... Người ta bó buộc phải báo tin cho Đức Giêsu là họ ở đó, ở xa phía bên ngoài.
“ Họ muốn gặp Thầy”. Tôi có ao ước “gặp Chúa Giêsu" không ? Thánh Têrêxa Avila, khi còn trẻ một ngày kia đã trốn mái ấm gia đình, và được tìm thấy lại khi đang đi trên đường. "Con làm gì ở đó " - "Con muốn gặp Thiên Chúa !". Quả thật, người ta đã kể cho cô bé việc người Hồi giáo đang giết hại các Kitô hữu . Vậy với lòng mong ước được gặp Thiên Chúa, trong thâm cung của tâm hồn cô bé ngây thơ, Têrêsa đã mơ tưởng đi tới miền Nam nước Tây Ban Nha để có thể nhận phúc tử đạo tại đó. Chắc chắn, người ta đã dẫn cô bé về nhà cha mẹ. Nhưng suốt cuộc đời trưởng thành của Têrêsa sau này, đã là sự thực hiện lòng mong ước đó : tôi muốn gặp Thiên Chúa.
Lời cầu nguyện của tôi có tham dự vào nỗi mong ước này không ? Sống với Thiên Chúa, nghĩa là tôi đến gần Người.
Người đáp lại : "Mẹ tôi và anh em tôi, chính là những ai nghe lời Thiên Chúa…”
Đó là cách giải thích rất tích cực mà Luca trình bày cho ta. Ông đã chọn lựa để nói lại với ta về bản văn này, khi xếp đặt nó sau hai dụ ngôn "hạt giống" và “cây đèn”. Như thế, Luca triển khai một thứ thần học nhỏ về lời : kẻ lắng nghe Thiên Chúa là một loại đất tốt, sẽ sinh lợi nhiều..họ cũng là một cây đèn được đặt trên giá đèn sẽ soi sáng mọi vật chung quanh …nhưng họ cũng là, và đặc biệt là “thân nhân của Đức Giêsu”.
“ Mẹ tôi và anh em tôi” là những người nghe lời Chúa. Cách thức làm Luca tường thuật câu này, không phải là thứ bút chiến. Đối với Đức Giêsu, không phải là vấn đề từ chối thân nhân Người…nhưng là nhân rộng gia đình đó thêm ra. Như thế Người nói : “ Ồ phải, tôi yêu gia đình tôi, nhưng gia đình này còn rộng lớn hơn bạn tưởng ! nó bao gồm nhiều mối liên hệ với rất nhiều anh em”. Khi nghe lời Đức Giêsu, ta trở nên giống Người, dần dần ta bắt đầu suy nghĩ và hành động như Người …như thể ta sống tình nghĩa gia đình với Người, như thể anh em…
Lạy Chúa, nếu ít ra đó là thật ! Nếu ít ra còn chăm chú lắng nghe tiếng Chúa đến nỗi có thể đoán nhận ra như một tiếng nói thân tình, thì cuối cùng tiếng nói của con cũng bắt gặp được âm điệu của tiếng Chúa !
Những ai nghe lời Thiên Chúa và đem ra thực hành.
Ở đây ta lại thấy Luca cũng nhấn mạnh như trong hai dụ ngôn trước : Hãy sống…sống điều ta tin..thực hành cách hữu hiệu những xác tín của ta…Hãy thực hành lời Thiên Chúa.
Giáo phận Nha Trang - Chú Giải
Gia đình đích thực của Đức Giêsu
HOÀN CẢNH:
Theo thánh Luca, sau khi Đức Giêsu giảng dụ ngôn người gieo giống (8, 4-13) và dụ ngôn cái đèn (8, 16-18), khi Đức Mẹ và mấy người bà con đến muốn gặp Chúa.
Ý CHÍNH:
Dựa vào mối liên hệ gia đình tự nhiên : Đức Mẹ và bà con đến gặp Chúa, Đức Giêsu đã giới thiệu về gia đình thiêng liêng, gồm những ai nghe và thực hành Lời c.
TÌM HIỂU:
19 "Mẹ và anh em Đức Giêsu đến gặp Người…"
- Câu này giới thiệu gia đình huyết tộc của Đức Giêsu.
- "Đến gặp Người …" Bà con của Đức Giêsu đã nghe được nhiều tin chẳng lành về Người (Mc 3, 21), họ sợ sẽ phiền lụy cho Chúa và cho gia đình họ hàng, nên họ đưa Đức Mẹ đến để ngăn cản Chúa đừng hoạt động nữa.
- "Dân chúng quá đông…" : chi tiết này nói lên ảnh hưởng của Đức Giêsu nói với dân chúng do những lời Chúa giảng và những phép lạ Chúa làm. Đồng thời sự đông đảo dân chúng tụ họp quanh người như vậy, cũng gây nên sự bất lợi cho Chúa vì sự ghen ghét của những người cầm đầu dân Do Thái.
20 "Họ báo cho Người biết…" :
- Lời báo tin này cũng là cách giới thiệu về gia đình tự nhiên của Chúa.
- "Muốn gặp Thầy" : khác với Mc 3, 21, ở đây Luca không nói là họ hàng Đức Giêsu đến có ý để bắt Người, vì sợ rằng hoạt động của Người có thể gây nên ra tai hại, khiến cho gia đình và thân nhân bị liên lụy.
21 "Mẹ tôi và anh em tôi…"
Đức Giêsu giới thiệu về mối dây liên hệ gia đình đích thực của Chúa : gia đình thiêng liêng.
- Các thành phần trong gia đình thiêng liêng này, liên đới với nhau, nhờ việc lắng nghe và thực hành Lời Chúa.
Như vậy Lời Chúa là sức sống liên kết mọi người thành một gia đình con cái Thiên Chúa.
- Lời giới thiệu của Đức Giêsu ở đây có ý nhấn mạnh rằng : phải lấy đức tin mà nghe Lời Chúa để đem ra thực hành. Ý nghĩa này áp dụng cho Thân Mẫu của Đức Giêsu. Tất cả những người như vậy làm thành một gia đình thiêng liêng với Đức Giêsu và có cùng một Cha trên trời.
- Qua thái độ giới thiệu này, Chúa Giêsu muốn cho mọi người biết rằng : mối liên hệ huyết nhục thuộc gia đình tự nhiên dù quan trọng đến đâu đi nữa thì cũng phải nhượng bộ cho mối liên hệ gia đình thiêng liêng cao cả hơn và rộng lớn hơn vì có Thiên Chúa là Cha.
NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG :
1. Qua bài Tin mừng này chúng ta nhận thức rằng ngoài gia đình tự nhiên dựa trên huyết tộc, chúng ta còn có gia đình thiêng liêng dựa trên nền tảng đức tin, bí tích Thánh Tẩy và cùng có Thiên Chúa là Cha; sự liên kết chặt chẽ của các phần tử trong gia đình thiêng liêng này tùy thuộc vào việc lắng nghe và sống Lời Chúa.
Là Kitô hữu chúng ta được sống trong đại gia đình Hội Thánh Công Giáo. Điều này đòi hỏi chúng ta phải ý thức về tình liên đới hiệp thông và trách nhiệm đối với mọi Kitô hữu khác và đối với cộng đoàn khi tham dự phụng vụ.
2. Chúng ta liên hệ và trách nhiệm trong gia đình tự nhiên thế nào thì cũng liên hệ và trách nhiệm trong gia đình thiêng liêng như vậy, và còn hơn thế nữa vì gia đình thiêng liêng này có Thiên Chúa là Cha và Chúa Giêsu là Trưởng Tử, đồng thời tồn tại mãi mãi đến muôn đời.
3. Thái độ và lời nói của Chúa Giêsu xem ra có vẻ lơ là với gia đình tự nhiên bà con họ hàng, nhưng thực ra Chúa Giêsu muốn nêu cao và giới thiệu mối liên hệ gia đình thiêng liêng thuộc về Nước Trời mà Đức Mẹ là mẫu gương vì Đức Mẹ đã sống hoàn toàn bằng đức tin : "phúc cho Bà vì đã tin những lời Thiên Chúa phán cùng Bà sẽ được thực hiện"
Nhìn vào mẫu gương Đức Mẹ sống với Thiên Chúa bằng đức tin và sống với tha nhân bằng đời sống bác ái và khiêm nhường để chúng ta noi gương bắt chước sống bổn phận người Kitô hữu của mình đối với Thiên Chúa và đối với anh em mình.
4. Nhà thờ, đặc biệt ngày Chúa nhật, linh mục quản xứ quy tụ giáo dân thành một cộng đoàn gia đình con cái Thiên Chúa để phụng thờ Chúa là Cha và liên đới với nhau trong tình huynh đệ yêu thương. Ý thức được như vậy, chúng ta có trách nhiệm liên đới trong việc xây dựng gia đình thiêng liêng này là Hội thánh, giáo xứ, cộng đoàn dòng tu và nhất là cộng đoàn tham dự cử hành phụng vụ.
5. "Mẹ tôi và anh em tôi, chính là những ai nghe Lời Chúa và đem ra thực hành" : như vậy, ai nghe và sống Lời Chúa là anh chị em với Chúa Giêsu.
Chúng ta muốn kết hiệp với Chúa, muốn có đời sống nội dồi dào, muốn liên kết với anh em và muốn xây dựng cộng đoàn… chúng ta phải nỗ lực kiên trì và thao thức học hỏi và sống Lời Chúa mỗi ngày.
6. Lời giới thiệu của Chúa Giêsu về gia đình thiêng liêng được diễn ra sau hai dụ ngôn gieo giống (4, 8-15) và dụ ngôn cây đèn (8, 16-18), kết thúc giáo huấn của Chúa về việc nghe lời giảng.
Những kẻ nghe Lời Thiên Chúa mà đem ra thực hành trong đời sống, đó là đất tốt, là cái đèn đặt trên cái giá cao. Họ được thuộc về gia đình đích thực của Thiên Chúa, được tham dự vào sứ mạng và đời sống của Chúa Giêsu và được hưởng ơn cứu độ của Người.